Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau
Chia sẻ đơn thuốc với người khác, tích trữ thuốc đến hết hạn, dùng nhiều thuốc cùng hoạt chất... là những sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm đau.

 


Chuyện kể rằng, vợ Dâu có một số thuốc percocet (thuốc tổng hợp gồm paracetamol và oxycodone) còn lại từ một lần đi khám răng, cùng lúc có một lọ tylenol (paracetamol) ở phía trên chậu rửa. Dâu lấy mỗi loại 2 viên và uống trôi cùng với một cốc bia.

 

Thật may mắn vì Dâu chỉ là nhân vật hư cấu cho bài viết này. Nhưng thực tế có rất nhiều Dâu trong đời thường đã mắc những sai lầm lớn với những thuốc không cần đơn (OTC - over the counter) cũng như những thuốc cần đơn.

 

Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc giảm đau mà các chuyên gia của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ đã chỉ ra, những sai lầm này cũng rất thường gặp ở Việt Nam chúng ta.

 


Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định.

 

Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn

 

Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên để giảm đau, nhưng sau vài phút không thấy đau giảm lại tiếp tục uống thêm một liều nữa với suy nghĩ “một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ tốt hơn”. Suy nghĩ này là vô cùng nguy hiểm vì nếu bạn làm vậy, rất có thể bạn sẽ được đưa đến phòng cấp cứu. Thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.

 

Một trường hợp khác cũng vô cùng tai hại đó là dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có như paracetamol, ibuprofen và naproxen..., điều này cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.

 

Bởi vậy, nếu bạn đã uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, bạn không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.

 

Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất

 

Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.

 

Trong trường hợp của Dâu, anh ta lấy 2 viên thuốc giảm đau theo đơn (percocet) có chứa paracetamol cùng với một liều đầy đủ thứ hai của paracetamol từ tylenol, làm anh ta có nguy cơ bị tổn thương do quá liều paracetamol.

 

Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia

 

Sai lầm này làm tăng hiệu quả của nhau. Rượu làm bạn say và một số thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Trong một số trường hợp khác, rượu làm bạn đau đầu và bạn dùng thuốc giảm đau để chữa. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.

 

Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn “no alcohol” (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu “không” mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.

 

Tương tác thuốc

 

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

 

Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

 

Uống thuốc khi lái xe

 

Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.

 

Chia sẻ đơn thuốc với người khác

 

Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.

 

Không trao đổi với dược sĩ

 

Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.

 

Tích trữ thuốc hết hạn

 

Vợ Dâu thực sự đã có lỗi trong sai lầm của anh ấy. Đáng lẽ cô ấy nên vứt bỏ những viên thuốc giảm đau này từ khi cố ấy hết đau răng. Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.

 

Bẻ viên thuốc không được bẻ

 

Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Vitamin B12 và sức khỏe (05-12-2013)
    Ðau thần kinh tọa và cột sống thắt lưng (05-12-2013)
    Làm sao ngừa biến chứng do tiểu đường? (02-12-2013)
    Bổ sung vitamin thế nào để không bị bệnh? (02-12-2013)
    Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt (29-11-2013)
    Thuốc và những tương tác nguy hiểm (28-11-2013)
    Bệnh tắc nghẽn mạn tính động mạch chi dưới (25-11-2013)
    Các nhà khoa học khám phá bí ẩn lớn nhất của HIV (23-11-2013)
    Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời khi ăn nho (21-11-2013)
    Cơn đau đầu nào gây nguy hiểm? (19-11-2013)
    Điều trị rối loạn mỡ máu: Phương pháp nào tối ưu? (18-11-2013)
    7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan (15-11-2013)
    Các bệnh ở thận do thuốc diệt virut (14-11-2013)
    7 dấu hiệu nhận biết gan không khỏe mạnh (12-11-2013)
    Hỗ trợ điều trị thiếu máu (11-11-2013)
    5 nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ (10-11-2013)
    Vỏ trái cây có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu (08-11-2013)
    Những lưu ý khi dùng thuốc trị loãng xương (05-11-2013)
    Bệnh của tiền liệt tuyến (04-11-2013)
    Những lưu ý khi dùng nhóm thuốc giảm mỡ máu statin (31-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153085694.